Quy trình vận hành dây chuyền giặt là chuẩn là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho việc xử lý giặt ủi được liên tục và không bị chồng chéo. Đồng thời, quy trình vận hành dây chuyền giặt là chuẩn cũng giúp cho chủ đơn vị giặt ủi bố trí máy móc, các thiết bị phụ trợ và nhân công một cách hợp lý nhất.

Xây dựng quy trình vận hành chuẩn sẽ giúp chủ đơn vị giặt ủi có thể kiểm soát tốt đầu ra, đầu vào sản phẩm. Quy tắc 1 chiều sẽ giúp dây chuyền vận hành trơn chu, không sót đồ, không ảnh hưởng tới chất lượng đồ giặt, đồng thời sẽ giúp cho việc sử dụng lao động hiệu quả và hợp lý nhất.

Quy tắc 1 chiều là: đầu vào dơ bẩn và đầu ra là đồ sạch, hoàn thiện, thực hiện theo quy tắc 1 chiều.


 Quy trình giặt là một chiều cho đơn vị giặt là
 Quy trình giặt là một chiều cho đơn vị giặt là
Chi tiết các bước của quy trình vận hành dây chuyền giặt là theo quy tắc một chiều:

Bước 1: Nhập đồ - phân loại đồ

Đây là bước thu gom đồ bẩn và phân loại đồ cần giặt tại khu vực giao nhận. Tại đây, việc đánh dấu phân biệt đồ vải, chất liệu đồ vải, mức độ bẩn để có thể giặt theo từng loại máy khác nhau hay có thể tùy chọn những chương trình giặt phù hợp nhất để mang lại kết quả giặt ủi tốt nhất.

Với những đồ màu hay đồ có chất liệu mỏng nhẹ như lụa, tơ tằm, áo dài, veston, áo lông vũ…thường phải giặt riêng theo chế độ riêng biệt hoặc sử dụng máy giặt khô.

Bước 2: Tẩy điểm những vết bẩn cứng đầu.

Với những đồ vải bẩn nặng, cần tẩy, bạn cần cho vào bồn ngâm để xử lý làm sạch sơ bộ và tẩy điểm những vết bẩn cứng đầu bằng máy tẩy điểm đa năng (cầu là đa chức năng) và hóa chất chuyên dụng trước khi cho vào máy giặt vắt.

Bước 3: Giặt


Đưa các đồ giặt đã phân loại, đã tẩy điểm và giặt sơ vào máy giặt phù hợp, chọn chương trình giặt phù hợp nhất để có chất lượng đồ giặt tốt nhất tại khu giặt.

Tại khu Giặt có những thiết bị như: Máy giặt ướt công nghiệp, máy giặt khô công nghiệp, hoặc sử dụng máy giặt dân sinh để xử lý một số đồ vải chuyên biệt. 
  Bố trí xưởng giặt theo quy tắc một chiều giúp công việc không bị chồng chéo, tiết kiệm nhân công


 Bố trí xưởng giặt theo quy tắc một chiều giúp công việc không bị chồng chéo, tiết kiệm nhân công
Bước 4: Sấy

Đây là bước tiếp sau bước giặt. Đồ vải sau khi giặt vắt sẽ chuyển sang khu vực sấy để làm khô tối đa. Tùy vào lực vắt lớn hay nhỏ của máy giặt công nghiệp (lực G) mà đồ vải được tách nước nhiều hay ít, người dùng sẽ chọn được thời gian sấy đồ phù hợp nhất để làm khô hợp lý. Mỗi loại đồ cần có thời gian sấy khô, nhiệt độ sấy khác nhau.

Bước 5: Hoàn thiện

Đây là bước tiếp sau của bước sấy đồ. Tùy vào yêu cầu, tiêu chuẩn của từng đơn vị giặt ủi mà đơn vị xưởng giặt có là phẳng không hay gấp gọn luôn. Thông thường, ở bước hoàn thiện, các đơn vị xưởng giặt lớn sẽ có thiết bị là, gấp ga chuyên dụng để đảm bảo đồ sau sấy sẽ được phẳng, được gấp gọn theo tiêu chuẩn nhất định.

Thiết bị cho bước hoàn thiện này thường có:


- Máy là lô, máy là gấp chuyên dụng: cho các loại ga, khăn, bao gối…

- Máy là ép: sử dụng cho các đồ bộ: quần tây, áo sơ mi…

- Máy thổi form: làm thẳng các đồ như veston, áo dài, áo da…

- Cầu là đa năng: xử lý là tay các đồ bị gấp mép hoặc máy không là được.

Đối với khăn tắm hay khăn mặt thì không cần ủi vì độ mềm mại sẵn có của chất liệu vải.

Bước 6: Đóng gói và trả đồ


Bước này là khâu phân loại sau cùng, đóng gói đồ vải theo thành phẩm hoàn chỉnh hoặc treo móc theo từng phân loại. Đồ sau khi hoàn thiện sẽ được phân loại và để ra khu riêng biệt, đảm bảo sự sạch sẽ, khô ráo như Kho đồ sạch hoặc để ở khu vực giao nhận.

The One Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn mở xưởng giặt là với nhiều quy mô, cấp độ. Ngoài việc cung cấp sản phẩm máy giặt công nghiệp – máy sấy công nghiệp – máy là lô công nghiệp tốt, chất lượng từ nhiều thương hiệu nổi tiếng, The One còn đưa tới khách hàng những giải pháp giặt là tổng thể tốt và nhanh nhất.

Liên hệ hotline: 0902.285.358 - Mr Tùng


Xem thêm:

Lắp máy giặt công nghiệp cho bệnh viện 

Triển khai lắp máy giặt công cho công ty Thủy Sản ở Đà Nẵng 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn